Với đề tài này, không thể không nhắc đến Angela Lee Duckworth – nữ Giáo sư Tâm lý học người Mỹ gốc Trung, người đầu tiên công bố phương trình nổi tiếng về mối quan hệ giữa Tài năng – Nỗ lực – Thành công (công trình khoa học này giúp cô đoạt giải thưởng MacArthur danh giá với số tiền ~ 700.000 USD, giá trị gần bằng một giải Nobel)
Công thức như sau:
Trước hết, công thức trên áp dụng hoàn toàn trong phạm vi tâm lý (không tính đến các tác động bên ngoài như được một thầy giỏi hướng dẫn hay một vận may bất ngờ). Có nghĩa, với xuất phát điểm không quá khác biệt, thành công mỗi người sẽ phụ thuộc 2 yếu tố:
- Tài năng: khả năng phát triển kỹ năng nhanh hay chậm (rất quan trọng)
và…
- Nỗ lực: tạo ra kỹ năng và biến nó trở nên hiệu quả (quan trọng gấp đôi Tài năng)
Công thức trên xác quyết 1 điều rất quan trọng: “Thành tựu ở mỗi lĩnh vực là do cá nhân vận dụng những kỹ năng một cách hiệu quả”. Kỹ năng là điểm mấu chốt, và ở đây Tài năng hay Năng khiếu bẩm sinh chỉ đóng vai trò như 1 chất xúc tác để cá nhân cải thiện nhanh chóng kỹ năng của mình. Còn “nỗ lực” là cực kỳ quan trọng, Nỗ lực là khởi đầu hình thành nên kỹ năng và cũng chính nó biến kỹ năng trở nên hữu dụng để đem lại Thành công.
Điều này đã được chứng minh trên thực tế và được công nhận bởi khoa học. Nếu từ giờ phút này, bạn xóa bỏ toàn bộ định kiến, sự tự ti về Năng khiếu bẩm sinh của chính mình và bắt đầu khơi dậy những nỗ lực đầu tiên, cuộc đời bạn đã sang trang mới.
Dĩ nhiên, nếu vẫn hơi rụt rè, hãy theo dõi 2 “thiên tài” đời thực sau đây:
Nghệ sĩ gốm thủ công lừng danh Warren MacKenzie (1924-2018): khởi điểm như bao người thợ khác, Những ngày đầu chỉ làm được vài cái bình gốm “xấu không tưởng” (McKenzie đánh giá), cứ thế cải thiện dần, ngày qua ngày, ông đạt được mốc chuẩn của một người thợ giỏi – làm 40-50 cái bình/ngày. Tất nhiên, đó là về số lượng, còn chất lượng thì cũng “chỉ có vài cái là đẹp, vài cái vừa vừa và đa số vẫn xấu thậm tệ”. Ông vẫn tiếp tục làm, sau khoảng 10.000 cái bình đầu tiên thì McKenzie cảm thấy đỡ vất vả, lúc này, kỹ thuật làm cũng dễ hơn, quan trọng nhất, ông cảm thấy mình tiến bộ hàng ngày và số lượng bình gốm chuẩn làm ra cũng bắt đầu tăng dần (đó là Tài năng x Nỗ lực = Kỹ năng)
Đến đây, nếu ông hài lòng và dừng lại với danh hiệu “thợ gốm xuất sắc” thì rất tiếc, chúng ta chẳng có một nghệ sĩ gốm nào cả và Đại học Minnesota cũng mất đi một Giáo sư danh dự lỗi lạc. Hàng ngày McKenzie vẫn tiếp tục làm gốm và phải “làm ra những sản phẩm hấp dẫn, phù hợp với mọi gia đình”, chú trọng vào kiểu dáng và phong cách nghệ thuật. Thợ gốm tài năng không quan trọng bằng làm được 1 chiếc bình đẹp nhất trong cuộc đời. Và sau này, khi những tay chơi, những nhà sưu tầm bắt đầu săn tìm các sản phẩm do McKenzie với giá cao ngất ngưỡng thì bạn cũng đã thấy bóng dáng của công thức: Kỹ năng x Nỗ lực = Thành công.
Tiểu thuyết gia nhiều tác phẩm nhất trong lịch sử John Irving (1942): mắc chứng khó đọc – khó viết từ bé (bạn bè đọc 1 giờ thì ông phải đọc trong 2-3 giờ), không thể đánh vần trôi chảy, điểm kiếm tra SAT nằm trong nhóm ⅓ kém cỏi & thấp nhất, phải ở lại thêm 1 năm để hoàn tất các môn học.
Mô tả cuộc đời John để thấy được nỗ lực chỉ e bạn đọc sẽ nản chí, “đơn giản” là John Irving “làm đi làm lại nhiều lần”, hoàn cảnh của John sự nỗ lực biểu hiện dưới dạng sức chịu đựng. Ông chấp nhận viết lại mọi thứ nhiều lần từ bản thảo, tiểu thuyết, kịch bản phim,… Sinh ra đã chậm chạp là một sự đã rồi, cái đưa John đến đỉnh cao của một nghề nghiệp trái ngược với năng lực bản thân chính là sự cố gắng để thành thạo mọi thứ, kiên trì làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi nó trở thành kỹ năng.
Đâu đâu bạn thấy một người thành công, biết chắc, trong lĩnh vực đó họ nỗ lực hơn chúng ta hàng trăm lần. Và đương nhiên, nếu chưa có thành tựu như mong muốn, vấn đề không phải bạn có Khiếu hoặc có Tài hay không? Dám chắc rằng bạn Nỗ lực chưa đủ để có Kỹ năng hoặc bạn hay bỏ cuộc giữa chừng, bỏ dở những Kỹ năng đang theo đuổi, không biến nó thành hiệu suất thực tế.