Một người tin rằng mình dốt toán, và sẽ mãi mãi là như vậy, sẽ không cố gắng để cải thiện vì cho rằng làm như vậy là vô ích, và nếu buộc phải học toán thì anh ta sẽ coi bất kỳ bước thụt lùi nào là thêm một bằng chứng cho thấy anh ta đã bộc lộ các giới hạn của bản thân và nên ngừng việc lãng phí thời gian ngay lập tức. Mọi tiềm năng cải thiện năng lực trong con người anh ta sẽ không bao giờ được nhìn ra. Do đó, niềm tin “tôi dốt toán” lại trở thành một dạng định nghĩa về bản thân. Rất nhiều người có “fix mindset”. Họ tin rằng họ sẽ chỉ như hiện tại, và năng lực chỉ có thể thể hiện ra chứ không thể được tạo ra hay phát triển. Những người có “fix mindset” sẽ phát triển những câu như “tôi dốt toán” và coi đó là đặc điểm không thể thay đổi của bản thân. Điều này gây ra hậu quả nghiêm trọng. Lòng tin của họ dễ bị tổn thương hơn bởi vì những trở ngại, và thậm chí là sự nỗ lực cũng có thể làm nó suy yếu đi. Họ chỉ tiến bộ khi mọi việc đều nằm trong vòng kiểm soát của họ. Nếu tình hình trở nên quá khó khăn – khi họ không cảm thấy mình là người thông minh hay tài năng – thì họ sẽ bị mất hứng thú
Ngược lại những người có “growth mindset” cho rằng năng lực là sản phẩm của nỗ lực, họ có thể tiếp tục phát triển cho đến khi nào họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ và học hỏi. Những người có “growth mindset” không chỉ tìm kiếm thách thức mà họ còn dựa vào đó để trưởng thành thêm. Thách thức càng lớn bao nhiêu, họ càng nỗ lực trau dồi bản thân bấy nhiêu. Họ nhất trí rằng “Bạn luôn có thể thay đổi đáng kể mức độ thông minh của mình”. Đôi khi nỗ lực của họ đưa họ tiến xa tới mức có thể thực hiện được những điều không thể. Họ sẽ tiến bộ hơn khi họ đặt ra thách thức cho mình. Họ biết rằng cần có thời gian để tiềm năng đơm hoa kết trái. Đối với họ thất bại cũng có thể là một trải nghiệm không mấy dễ chịu. Nhưng nó không xác định họ là ai. Nó chỉ là một vấn đề mà họ phải đối mặt, phải giải quyết, và học hỏi kinh nghiệm từ đó.