Sự thật là bên dưới những tâm trí luôn thay đổi và thân thể luôn già đi của chúng ta chẳng hề có một cái tôi nào vĩnh hằng và thiết yếu
Chúng ta hiện hữu, nhưng chỉ trong sự lệ thuộc vào tổ tiên, vào những bộ phận thân thể, vào thức ăn, khí trời, vào nước và những thành phần khác của xã hội
Thay vì nhìn sự vật như chúng thực sự là vậy, chúng ta áp đặt lên chính mình – và lên sự vật quanh ta – một hiện hữu giả, một hiện hữu tự thân hoặc thực tại thiết yếu vốn thật ra không hề hiện hữu
Đau khổ không phải là một phần cố định của thực tại – nó có thể thay đổi, nó thay đổi khá hơn hay tệ hơn là tùy thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện – điều này có nghĩa rằng, một phần, nó tùy thuộc vào chúng ta
Trên đây là trích dẫn từ cuốn “Dẫn nhập vào tánh không” – Guy Newland, nói về thực tại luôn biến động và sự phụ thuộc lẫn nhau của hiện hữu
Trong điều khiển học, lý thuyết hệ thống mô tả cái nhìn ở mức độ sâu xa nhất, quy mô nhất về tính tổng quát của hệ thống. Ở đó, có 5 lối nhận thức cần đạt được (còn gọi là 5 điều kiện thức đạt), đó là:
1. Không tồn tại hiện hữu bất động. Sự thành – bại – được – mất chỉ mang tính chất tương đối, hiện hữu vận động không ngừng
2. Không tồn tại hiện hữu độc lập. Mọi thứ phải phụ thuộc lẫn nhau, không ai tách rời nhau, chúng ta tồn tại trong mối liên kết vô hình, mọi vật luôn sinh sống cùng nhau, luôn có thân bằng quyến thuộc, phụ thuộc đến mức không cần làm gì cho nhau cũng cần phải cảm ơn
3. Không biết chắc khuynh hướng biến động của hiện hữu.
4. Không tồn tại hiện hữu vô điều kiện
5. Hiện hữu không tồn tại khách quan, đặc biệt kết quả nghiên cứu lượng tử công bố đầu năm 2019 đã xác quyết điều này